Bảo tồn di tích lịch sử tại Sơn La thể hiện niềm tự hào dân tộc

Bảo tồn di tích lịch sử tại Sơn La thể hiện niềm tự hào dân tộc

Nhằm phát huy hết giá trị của di tích và đảm bảo tính khả thi của phương án được phê duyệt, tỉnh Sơn La đã đề xuất với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Cựu chiến binh hỗ trợ việc xây dựng Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi. Việc trùng tu, nâng cấp và đầu tư di tích lịch sử ngã ba Cò Nòi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, gắn kết tham quan, du lịch của nhân dân. Do đó, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sáng 14/7, tỉnh Sơn La tổ chức lễ khánh thành Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi.

Ý nghĩa của khu tưởng niệm

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Ngã ba Cò Nòi là trọng điểm giao thông huyết mạch; nối liền miền Bắc với Tây Bắc, bị không lực Pháp đánh phá ác liệt. Nơi đây đã có hơn 100 chiến sĩ thanh niên xung phong anh dũng hy sinh. Góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Để đời đời tri ân công ơn các liệt sỹ thanh niên xung phong đã chiến đấu; hi sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc tại ngã ba Cò Nòi. Ngày 21.4.2000 Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng nhóm đài tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong tại ví trí “tọa độ lửa” năm xưa với diện tích 20.000m2.

Ý nghĩa của khu tưởng niệm
Người dân thể hiện lòng biết ơn và niềm tự hào đến các anh hùng

Vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2004) di tích được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ đó đến nay, di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã trở thành một điểm đến quen thuộc của nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch hướng về cội nguồn “Qua miền Tây Bắc”. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa nước ta hiện nay.

Lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ, Ngã ba Cò Nòi là điểm nối giữa Quốc lộ 41 (nay là Quốc lộ 6) với Quốc lộ 13 (nay là Quốc lộ 37). Tất cả mọi hoạt động chi viện lực lượng, vận chuyển vũ khí, lương thực, dân công từ Yên Bái sang; từ đồng bằng Bắc Bộ lên Điện Biên Phủ đều phải qua điểm nút ngã ba trọng điểm này.

Với tinh thần cả nước phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng đội Thanh niên xung phong Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Đội Thanh niên xung phong 40. Với trên 1.500 người trực tiếp bám trụ phục vụ tuyến đường từ Yên Bái đến Ngã ba Cò Nòi. Dưới mưa bom, bão đạn, lực lượng Thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi vẫn kiên cường làm nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.

Lịch sử Ngã ba Cò Nòi
Ngã ba Cò Nòi là nơi diễn ra những câu chuyện lịch sử

Đến năm 2020, Di tích lịch sử tiếp tục được trùng tu, tôn tạo; nâng cấp với tổng diện tích quy hoạch hơn 10 ha. Giai đoạn 1 của Dự án đã cơ bản hoàn thành. Các hạng mục công trình: Nhà tưởng niệm, bia ghi công và một số hạng mục khác; với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Trong đó, 8,35 tỷ đồng vận động xã hội hóa của Công đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tỉnh Đoàn Sơn La. Lễ khánh thành Khu tưởng niệm tâm linh thuộc giai đoạn 1; Dự án tôn tạo phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn.

Bảo tồn di tích

Để phát huy được hết giá trị của di tích và đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch được duyệt, tỉnh Sơn La tiếp tục đề xuất với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong hỗ trợ kinh phí. Đồng thời vận động nguồn xã hội hóa; để đầu tư các hạng mục công trình giai đoạn 2 của Dự án (2021 – 2025). Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 104 tỷ đồng. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi hôm nay; có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tri ân các anh hùng, liệt sỹ. Phát huy truyền thống yêu nước, giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc; trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Với ý nghĩa đó, Tỉnh ủy Sơn La, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các mạnh thường quân với tấm lòng thơm thảo đầu tư xây dựng một công trình xứng với tầm vóc và giá trị lịch sử, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh; gắn với tham quan du lịch của nhân dân. Góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *