Chia sẻ cách xử lý các loại nấm khô cho các chị em

Nấm Hương

Tết đến, nhiều chị em tranh thủ mua đồ khô về nhà dự trữ, trong đó có nấm khô vì bảo quản được lâu mà hương vị của nấm đông cô ngâm cũng không thua kém gì đồ tươi. Các loại nấm khô thường dùng là nấm đông cô, nấm hương và nấm tuyết, được dùng để xào, hầm hoặc nấu canh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sơ chế đồ khô đúng cách, giữ nguyên liệu sạch, giữ được hương vị ban đầu. Vậy hãy tham khảo cách làm từng loại nấm khô thơm ngon sau đây của trang asbellblu.com nhé!

Cách sơ chế nấm mèo (mộc nhĩ)

Trước hết ta cần rửa sạch cát bụi bẩn bám trên mộc nhĩ khô. Sau đó cho mộc nhĩ vào hộp hoặc bát, đổ nước ấm vừa phải (nóng khoảng 30-50 độ C) không dùng nước quá nóng. Vì sẽ làm nấm mất vị ngon và dinh dưỡng ban đầu. Sau đó thêm 1 thìa đường trắng và một thìa bột mì (hoặc muối nở) vào. Đậy nắp hộp rồi lắc nhẹ, để yên khoảng 3 phút. Sau đó rửa sạch lại dưới vòi nước rồi dùng chế biến món ăn thôi.

Bạn có thắc mắc tại sao lại thêm đường trắng trong quá trình ngâm mộc nhĩ không. Thực tế thì ai cũng biết đường trắng dễ tan trong nước. Sau khi đường tan trong nước sẽ thúc đẩy khả năng hút nước của nấm; và khiến nấm hút nước và trở nên mềm hơn. Mặt khác, thêm đường cũng làm tăng vị ngon của nấm. Trong khi đó thêm bột mì vào sẽ làm cho các tạp chất, bụi bẩn bám trên nấm kết hợp với bột mì; để giải phóng ra bên ngoài, giúp làm sạch nấm triệt để.

Cách sơ chế nấm đông cô khô

Cách ngâm nấm hương khô tương tự như ngâm mộc nhĩ. Lượng nước thêm vào nấm hương khô không nên quá nhiều. Sau đó cho 1 thìa bột mì và 1 thìa đường vào trộn đều giúp tăng khả năng hút ẩm của nấm hương. Ngâm nấm với đường trắng, mùi vị của nấm sẽ thơm và tươi ngon hơn, điều này chắc hẳn không nhiều người biết đến. Khi ngâm nấm hương, tốt nhất nên úp phần cuống nấm hương xuống để giúp loại bỏ hết tạp chất khi ngâm.

Bảo quản nấm khô
Nấu nấm đông cô khô

Xử lý nấm tuyết khô

Đầu tiên bạn rửa sạch nấm tuyết bằng nước sạch. Sau đó cho nấm tuyết vào bát nhưng úp cây nấm tuyết vào bát (phần gốc ngược lên trên) đổ lượng nước ấm thích hợp rồi thêm đường, bột mì vào khuấy đều tương tự như nấm hương và mộc nhĩ. Để nấm hút nước và nở ra hết thì rửa sạch rồi chế biến món ăn.

Trên đây là cách sơ chế 3 loại nấm phổ biến. Nếu chỉ ngâm nước để cho nấm nở mềm thôi thì chưa đủ. Chỉ cần thêm một chút đường, bột mì và nước ấm sẽ làm cho nấm sạch, nở đều; mà còn tăng vị thơm ngon hơn rất nhiều.

Nấm rơm khô

Nấm rơm đem ngâm với nước muối pha loãng đun sôi trong khoảng 5 phút rồi rửa lại 2 lần với nước sạch, sau đó vớt ra, để ráo nước. Khi chọn nấm rơm khô nên chú ý mùi vị của nấm, tránh mua nhầm những loại nấm để lâu và có thể bị mốc, có hại cho sức khỏe.

Cách bảo quản nấm rơm khô: Chỉ cần cho nấm vào túi sạch và đặt ở những nơi thoáng mát. Không chung với các thực phẩm có mùi như hành, tỏi,….

Nấm phơi khô
Xử lý nấm rơm khô

Bạn có thể chế biến nhiều món ngon với nấm rơm khác nhau. Điển hình như, nấm rơm xào bông bí. Nấm rơm xào bông bí là món xào hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. Thích hợp cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Vị ngọt của bông bí hòa lẫn vơi vị ngọt, giòn đặc trưng từ nấm rơm tươi. Ăn hoài mà không thấy ngán bạn nhé!

Nếu bạn yêu thích hương vị đậm đà thì đừng bỏ qua 2 món kho ngon từ loại nấm này; là món nấm rơm kho đậu hũ và nấm rơm kho chao. Nấm rơm vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên dù được kết hợp với vị đặc trưng của những nguyên liệu chính khác. Như vị bùi béo của đậu hũ hay vị mặn mặn beo béo của chao; ăn cùng với cơm nóng thì rất tuyệt.

Chúc bạn làm được thật nhiều món ngon từ các loại nấm khô này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *