Điểm danh những loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ của trẻ

Socola kết hợp với canxi sẽ trở thành canxi oxalat không hòa tan, khiến cơ thể trẻ không hấp thu được canxi

Cuộc sống có nhiều bận rộn nên nhiều cha mẹ có thói quen cho con ăn những thực phẩm tiện lợi với những lời quảng cáo là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ba mẹ hãy cẩn thận bởi một trong số chúng có thể mang đến nhiều hệ lụy lâu dài về sức khỏe cho các con của mình.

Gần đây, thực phẩm dinh dưỡng cho bé luôn là vấn đề hàng đầu được nhiều cha mẹ quan tâm. Vì vậy các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ của trẻ được các bậc cha mẹ vô cùng quan tâm. Nếu bạn đang cho con ăn những loại thực phẩm dưới đây thì dừng ngay kẻo muộn. Hay ít nhất phải kiểm soát lượng mà trẻ ăn kể cả nếu đây là những món trẻ thích ăn vì sức khỏe vẫn là điều quan trọng nhất. Cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới của asbellblu.com

Một số loại thực phẩm tốt với người lớn, nhưng lại không hề tốt cho trẻ con

Không phải ai cũng có đủ kiến thức về dinh dưỡng để cho con những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và hợp lý bởi có một số loại thực phẩm tốt với người lớn, nhưng lại không hữu dụng cho con trẻ.

Qua tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng – bác sĩ Cao Thị Hậu, các bà mẹ nên tránh cho trẻ ăn nhiều những loại thức ăn sau đây.

Mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Đa số đều cho rằng, mật ong rất an toàn và thường dùng khi trẻ bị tưa lưỡi hay húng hắng ho. Thực tế, mật ong rất có lợi cho sức khỏe và được xem như một loại nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Nhưng hiện nay, nhiều bà mẹ đã lạm dụng mật ong vào việc chế biến thức ăn hoặc dùng để trị bệnh cho trẻ.

Mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc
Mật ong rất có lợi cho sức khỏe và được xem như một loại nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Tuy nhiên, mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc, dị ứng. Thậm chí nặng hơn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trong quá trình vận chuyển gây mật, mật ong dễ bị nhiễm loại trực khuẩn cotulina – một loại trực khuẩn gây hại cho trẻ.

Do vậy, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên cha mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng dùng mật ong. Trẻ trên một tuổi có thể sử dụng được nhưng không nên quá lạm dụng. Một ngày, tối đa là 10 giọt mật ong, tương đương với 01 muỗng cà phê.

Socola loại thực phẩm khiến trẻ không muốn ăn cơm

Theo bác sĩ Cao Thị Hậu, socola được xem là thực phẩm “năng lượng nhanh”. Ảnh hưởng tới khẩu vị khiến trẻ không muốn ăn cơm. Hạn chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nó còn chứa nhiều đường, không tốt cho răng miệng của trẻ. Chất axit oxalic có ở socola kết hợp với canxi sẽ trở thành canxi oxalat không hòa tan. Khiến cơ thể trẻ không hấp thu được canxi, gây bệnh còi xương, chậm lớn.

Tuyệt đối không cho socola vào sữa vì canxi trong sữa sẽ bị axit oxalic phá hoại. Mặt khác, các chất béo trong socola không có khả năng kích thích hệ tiêu hóa. Nếu quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Những bé dưới 3 tuổi ăn socola còn dễ gây sâu răng, đau bụng… Vì vậy, không nên cho trẻ ăn nhiều socola và cần hạn chế tối đa loại thực phẩm này.

Gan, thận động vật chứa nhiều hàm lượng chất độc

Rất nhiều phụ huynh xem gan, thận động vật là món ăn bổ dưỡng. Thường xuyên chế biến trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhưng các bác sĩ đã nghiên cứu và phát hiện, hàm lượng chất độc hoặc các hóa chất khác chứa trong thận động vật. Nó cao hơn trong thịt và ở mức không an toàn với trẻ.

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta cho rằng, “ thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan”. Trẻ ăn nhiều gan, thận động vật có thể làm cho cơ thể bị nhiễm một số độc tố. Ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển. Thế nên, bạn cần chế cho trẻ ăn loại thức ăn này (không vượt quá 30 – 40g/bữa).

Đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản

Hiện nay, việc lựa chọn đồ hộp cho trẻ đã trở thành thói quen của nhiều bà mẹ bận rộn. Để có được sự hấp dẫn về màu sắc, tiện lợi và thơm ngon, chúng luôn được sử dụng các chất bảo quản lâu dài. Những chất này có thể không ảnh hưởng tới người lớn nhưng với trẻ em thì hoàn toàn ngược lại.

Đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản
Đồ hộp không tốt cho sức khoẻ của em bé

Bên cạnh đó, các vitamin trong đồ hợp cũng bị biến mất nhiều trong quá trình chế biến và bảo quản. Nên trẻ sẽ không hấp thu được nhiều. Nếu cho ăn nhiều đồ hộp, cơ thể non yếu của trẻ phải gánh chịu việc giải độc quá lớn. Dẫn tới hay bị ngộ độc mãn tính.

Kẹo cao su gây ra các bệnh ký sinh trùng

Đa số trẻ đều thích ăn kẹo cao su vì hương vị hấp dẫn, lại có thể vừa ăn vừa chơi được. Tuy nhiên, thành phần của kẹo chủ yếu là nhựa cao su và các chất hóa dẻo khác. Những chất tẩy trắng có trong kẹo cao su đều chứa độc tính nhất định cùng một lượng lớn thuốc tạo hình. Để có thể thổi thành hình tròn, quả bóng nhỏ. Nếu một ngày, trẻ ăn tới 2 phong kẹo cao su thì sẽ cho vào cơ thể 700mg thuốc hóa dẻo. Tạo hình nên rất có hại, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Ngoài ra, kẹo cao su nhiều đường có thể gây sâu răng. Những loại kẹo cao su được làm ngọt nhờ sóc-bi-tol lại có thể gây ỉa chảy. Và dù là loại nào thì cũng có thể gây nhiệt miệng. Hơn nữa khi ăn loại kẹo này, trẻ thường dùng tay dàn mỏng rồi lại cho vào miệng thổi. Những chất bẩn ở tay sẽ dính vào kẹo, qua miệng vào cơ thể. Gây nên các bệnh ký sinh trùng và bệnh lây nhiễm đường ruột ở trẻ.

Bánh ga tô là thực phẩm làm hỏng men răng và gây sâu răng

Đa số trẻ đều thích ăn loại bánh này bởi mùi vị thơm ngon và hình thức hấp dẫn. Nhiều gia đình còn thường dùng bánh ga tô để “tẩm bổ” hoặc đáp ứng nhu cầu, sở thích của con. Mà không biết rằng, nó không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ. Thành phần bánh ga tô chủ yếu là bột mỳ, đường và bột nở, không có thêm các chất dinh dưỡng khác.

Bánh ga tô là thực phẩm làm hỏng men răng và gây sâu răng
Các chất ngọt có nhiều trong bánh ga tô dễ tạo thành axit, làm hỏng men răng, gây sâu răng

Trẻ ăn nhiều bánh ga tô sẽ không cần ăn thứ khác, thường xuyên bỏ bữa. Dễ dẫn tới suy dinh dưỡng nếu không được bổ sung dưỡng chất kịp thời. Ngoài ra, các chất ngọt có nhiều trong bánh ga tô dễ tạo thành axit. Làm hỏng men răng, gây sâu răng. Do vậy, bạn cũng cần tránh cho trẻ ăn nhiều loại bánh này.

Thức ăn chứa nhiều mì chính (bột ngọt) khiến chậm phát triển trí tuệ và thể chất

Để trẻ ăn ngon miệng hơn, nhiều bà mẹ hay cho thêm mì chính vào thức ăn khi chế biến. Nhưng chính việc này lại cho kết quả ngược lại và khiến trẻ thiếu hụt nhiều chất khác. Thành phần hóa học của mì chính là gutamat kẽm natri, nếu ăn nhiều chất này sẽ làm cho kẽm trong máu trở thành glutamate kẽm và bài tiết nước tiểu, gây nên hiện tượng thiếu kẽm cấp tính, dẫn đến còi cọc, đau khớp, chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch. Nên nó khiến các vết thương khó lành hơn. Ngoài ra, thiếu kẽm còn gây ra một số rối loạn về da như mụn trứng cá, bệnh eczema, da thô ráp, khô và dễ bị dị ứng. Do đó, bạn không nên cho nhiều mì chính vào thức ăn của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *