Đây không chỉ là món ăn đặc trưng của nền ẩm thực Tiền Giang mà còn là món ăn đậm đà chất Nam Bộ. Ai đã từng ăn qua dù chỉ một lần món ăn này. Thì cũng sẽ lưu luyến mãi hương vị thân quen gần gũi. Đặc sản gợi nhắc về quê hương sông nước với những kỷ niệm thuở nhỏ. Nhất là với những ai đã từng tri âm và tri kỷ với đất Mỹ Tho nói riêng và tất cả người dân phương Nam nói chung. Mỗi lần có dịp ghé thăm miền Tây và dừng chân tại Tiền Giang thân yêu. Thì ai ai cũng thường để dành bụng để đến Mỹ Tho thưởng thức hủ tiếu đặc biệt nơi này.
Hủ tiếu Mỹ Tho mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở nơi nào khác
Đặc điểm của hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua. Món ăn mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở nơi nào khác. Hủ tiếu Mỹ Tho bao gồm thịt lát, thịt bằm, xương và gan heo. Có những quán còn thêm tôm khô vào để nước dùng ngọt hơn. Vị ngọt đậm đà từ nước hầm xương và các phụ gia khác khiến hủ tiếu Mỹ Tho đậm chất miền Tây Nam Bộ. Hủ tiếu Mỹ Tho thường được ăn kèm với phụ gia các loại; chẳng hạn như giá sống, hành phi, chanh ớt, tiêu, nước tương.
Một tô hủ tiếu hay mì, chỉ được múc chừng 1/3 vá to thịt nạc bằm ướp rất ngon vào một cái tô cạn đáy. Sau đó, múc gần một vá nước kèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô đổ vào tô. Sau đó dùng vá đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa mới chín tới ăn mới ngọt. Liền sau đó, đổ ngay vào tô hủ tiếu đã làm sẵn phủ đầy lên các thành phần. Nguyên liệu phổ biến là: phèo heo, tôm khô chấy, tép mỡ, gan heo, thịt xá xíu xắt mỏng, ngò tây, hành lá, cải thảo.
Hủ tiếu Mỹ Tho có thể ăn khô hoặc ăn nước. Điều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tíu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng kể từ thập niên sáu mươi. Đó là chính nhờ việc chọn hột gạo làm ra cọng bánh; và nồi nước lèo pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho.
Xem thêm một số bài viết ẩm thực 3 miền vô cùng hấp dẫn khác nhé!
Nguồn gốc của món ăn nổi tiếng đất phương Nam
Hủ tiếu vốn là một món ăn có xuất xứ từ đất nước Campuchia. Khi đến Việt Nam, trải qua thời gian dài và nhiều biến cố. Món ăn này đã được cải biến để phù hợp với ẩm thực Việt. Và dần trở thành một món ăn phổ biến. Món hủ tiếu của người Khmer đã được chế biến lại. Và kết hợp với những nguyên liệu mới mẻ để tạo nên hương vị rất riêng. Vừa hợp khẩu vị người Việt vừa mang đặc trưng của ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Và địa danh gắn liền với món ăn này chính là thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang. Nên trở thành món hủ tiếu Mỹ Tho nức tiếng.
So với hủ tiếu Nam Vang thì hủ tiếu Mỹ Tho ngày xưa có khác nhau về nguyên liệu làm nên sợi hủ tiếu cùng với gia vị. Dù vậy, nhiều người cho rằng hai món ăn này về cơ bản là như nhau. Vì có chung nguồn gốc là món ăn của người Khmer.