Làm thế nào để duy trì và phát triển nền văn hóa dân tộc Việt Nam?

Làm thế nào để duy trì và phát triển nền văn hóa dân tộc Việt Nam?

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dưới tác động của các xu hướng văn hóa bên ngoài và một phần ảnh hưởng tiêu cực của sự chuyển đổi cơ chế thị trường, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ và Phát huy văn hóa dân tộc được thành lập. Nhiều chương trình, dự án đã được triển khai thành công. Nhằm góp phần bảo vệ, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ. Vì vậy, vừa qua Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy văn hóa Việt.

Bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc

Viện đã ghi được dấu ấn với nhiều hoạt động thiết thực; đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của đất nước. Đây là đề án bảo tồn văn hóa từ gốc, hằng năm đã triển khai đến các trường THPT ở một số tỉnh, thành phố vào các tháng hè, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và tham gia học biểu diễn, hát múa, dàn dựng một số trích đoạn cổ của sân khấu tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước, ca bài chòi. Qua đó, giúp học sinh thêm yêu quý nghệ thuật truyền thống dân tộc, lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc; từng bước tạo dựng lực lượng khán giả trẻ hiểu và yêu nghệ thuật của ông cha

Với nhiều đóng góp trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc trong 20 năm qua. Viện đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Cùng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc
Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa

Nhiệm vụ quan trọng

Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình là tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt và các di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu. Cụ thể, đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể ít nhất 3 di sản đã được UNESCO ghi danh và 13 di tích quốc gia đặc biệt, đầu tư tu bổ ít nhất 11 di tích cách mạng-kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và 6 di tích khảo cổ tiêu biểu, đầu tư tu bổ, tôn tạo ít nhất 20 di tích lịch sử-văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ cấp quốc gia có giá trị đang bị xuống cấp.

Nhiệm vụ quan trọng
Bảo tàng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa

Thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày; nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng. Gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập, trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút khách du lịch… Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu.

Một số giải pháp trong việc bảo tồn văn hóa Việt

Giải pháp thực hiện là phổ biến, nâng cao nhận thức, pháp luật về di sản văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực thực hiện Chương trình; quản lý, giám sát sử dụng nguồn lực… Trong đó, sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình, đài phát thanh đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng chuyên mục về Chương trình này trên trang thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như của các cơ quan chuyên môn về văn hóa ở địa phương kết quả thực hiện Chương trình. Đồng thời huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước; cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu; tiến độ triển khai các nhiệm vụ. Huy động sự tham gia, đóng góp, giám sát của xã hội; trong việc thực hiện mục tiêu của Chương trình. Ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí nguồn vốn được cấp…

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu của Chương trình là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình; có giá trị tiêu biểu quốc gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc. Góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; vì sự phát triển bền vững đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *