Cà phê là thức uống đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ khi thực dân Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa. Từ xưa, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cà phê vẫn có chỗ đứng trong đời sống của người Việt Nam. Văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo sự phát triển từng ngày của xã hội và của từng vùng miền. Hãy cùng tìm hiểu cà phê xưa và nay cũng như văn hóa uống cà phê của người Hà Nội và Sàu Gòn có gì thú vị nhé.
Lịch sử của cà phê ở Việt Nam
Những năm 80 của thế kỷ XIX, người Pháp xâm lược Việt Nam và mang theo nhiều nét văn hóa phương Tây vào thuộc địa. Người Việt làm quen với cà phê từ dạo đó. Thứ thức uống đen sánh, nhấp môi có vị đắng, đầm. Và khiến người ta khoan khoái sau khi uống được giới quan chức, quý tộc phong kiến lúc bấy giờ ưa chuộng. Có thời gian, uống cà phê còn là thước đo sự sành điệu, đẳng cấp của một người. Nhiều thiếu niên giai đoạn trước còn nghĩ uống được cà phê là minh chứng cho việc mình “đã lớn”.
Vùng đất Tây Nguyên được khai phá để trồng cà phê và trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước với những loại cà phê có chất lượng ngon hàng đầu. Cà phê Việt Nam không chỉ biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được các thương hiệu cà phê rất riêng của người Việt. Arabica và Robusta là hai loại cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam.
Tìm lại nét cà phê xưa
Cà phê “cóc” trở thành một hình ảnh quen thuộc với các thế hệ 7x, 8x Việt Nam. Các quán cà phê này luôn ở các góc đường hoặc nép mình khiêm tốn trên các vỉa hè với những bộ bàn ghế nhỏ nhắn vừa đủ ngồi. Có thể vì thế mà chúng được gắn cho tên gọi là “cà phê cóc”.
Tại nhiều con đường ở Sài Gòn, Hà Nội lúc bấy giờ, không khó bắt gặp những quán cà phê không tên. Vài chiếc ghế gỗ con xếp ngẫu hứng đủ cho người ta ngồi hoặc lấy làm bàn để đôi ba ly cà phê. Dù là ở những góc phố yên tĩnh hay bên những con phố xe cộ lại qua thì khi ngồi bên ly cà phê. Người ta bỗng hóa trầm ngâm, suy tư đến lạ lùng.
Người phương Tây uống cà phê trong những lúc cần tỉnh táo và tập trung giải quyết công việc. Người Việt có thể uống cà phê vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Động ngữ “đi cà phê” với người Việt giờ đây không chỉ gói gọn trong việc đến quán thưởng thức cà phê. “Đi cà phê” còn bao gồm luôn cả nghĩa đi gặp bạn bè, đi làm việc,… Nhiều mô hình kinh doanh cà phê ra đời như cà phê sách, cà phê văn phòng, cà phê thú cưng,… ra đời. Để đáp ứng được văn hóa cà phê mới của người Việt.
Cách thưởng thức cà phê giữa Sài Gòn và Hà Nội có gì khác?
Đối tượng thưởng thức
Đối với người Sài Gòn, cà phê là loại thức uống phổ biến của mọi tầng lớp, lứa tuổi, từ người già đến người trẻ. Nó là câu cửa miệng để làm cái cớ rủ rê bạn bè: “Cà phê không?”. Chỉ với cái gật đầu, ly cà phê trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc nhiều con người với nhau. Họ có thể uống cà phê vào bất cứ giờ nào trong ngày. Có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in. Trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp ly cà phê bên một người bạn thân. Ngắm sự tĩnh lặng đến kỳ lạ của phố xá lúc lên đèn.
Người Hà Nội lại khác, chuộng cà phê nhất phải kể đến những bậc lão thành. Dân kinh doanh đam mê công việc. Họ thường chỉ nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể.
Địa điểm thưởng thức
Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại. Từ cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…
Tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán theo phong cách phố cổ. Hoặc ngồi tạm ngay vỉa hè. Đặc biệt nhiều khi các vị khách còn sẵn sàng ngồi chung một bàn san sát nhau vì hết chỗ.
Cách gọi một ly cà phê để nhâm nhi cũng khác…
Khi bước chân vào quán, người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa. Họ sẽ gọi cà phê sữa đá, bạc xỉu hoặc cà phê sữa tươi. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê. Đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.
Riêng người Hà Nội, họ gọi món cà phê pha sữa là cà phê nâu. Đó là loại cà phê sữa đặc, không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn. Hà Nội hầu như không có bạc xỉu, nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một ly như thế. Chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội. Dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của asbellblu.com