Ca trù chính là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có một ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng và cả triết lý sống của người Việt. Trong khi các chuyên gia hiện đang nghiên cứu và tìm kiếm các tư liệu mỹ thuật và khảo cổ học để có thể khẳng định Ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI), thì bài thơ của Lê Đức Mao là thuộc loại tư liệu sớm nhất về Ca trù và cực kỳ đáng tin cậy để có thể chắc chắn vào thế kỷ XV Ca trù đã có mặt và hiện hữu trong văn hóa Việt Nam.
Trải qua trong suốt quá trình phát triển lâu dài, Ca trù hiện đã ngày càng xâm nhập vào tất cả các mặt của đời sống quá khứ và khẳng định được tư cách độc lập và độc đáo của nó trong bức tranh tổng thể của văn hóa dân tộc.
Nghệ thuật Ca trù – đỉnh cao văn hóa nghệ thuật đương thời
Nơi diễn ra nghệ thuật Ca trù
Nghệ thuật Ca trù diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán thính phòng. Cùng với đó là các hình thức hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư, hát chơi, không những đóng góp vào sinh hoạt của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của nhà nước trong khuôn khổ của việc đón tiếp ngoại giao. Quá trình này gắn liền với hoạt động của tổ chức giáo phường (sinh hoạt và tổ chức giáo phường), cũng như các nét đẹp trong sinh hoạt và quan hệ trong các giáo phường Ca trù.
Kết quả điều tra, nghiên cứu của Bộ Văn hóa – Thông tin (do Viện Âm nhạc thực hiện) năm 2005, theo chương trình lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể nhằm chuẩn bị trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại cho thấy Ca trù hiện có ở 17 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thơ hát nói – kho tàng lưu trữ Ca trù
Đóng góp của Ca trù vào văn hóa Việt Nam thật lớn. Từ Ca trù, một thể thơ hết sức độc đáo ra đời. Và trở nên có vị trí sáng giá trong dòng văn hoặc chữ Nôm của dân tộc. Đó là thể thơ hát nói, được ưa chuộng qua nhiều thế kỷ. Về mặt âm nhạc, có hai loại nhạc khí là đàn Đáy và Phách. Trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở thành những nhạc khí đặc trưng của Ca trù. Góp phần đưa Ca trù trở nên một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam.
Phát huy vị thế của trung tâm ca trù lớn
Sự hồi sinh của các CLB Ca trù
Nếu so với thời điểm ca trù được UNESCO vinh danh. Thì Hà Nội hiện đã vượt trội về số lượng các câu lạc bộ. Cũng như các đào nương, kép đàn ca trù. Đó là kết quả của sự chăm lo cho hoạt động bảo tồn, phát triển ca trù của Hà Nội. Nhằm từng bước hồi sinh, đưa ca trù thoát khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp.
Theo Trưởng Phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Thị Lan Anh; từ chỗ chỉ có một vài giáo phường, câu lạc bộ hoạt động lay lắt, đến nay. Thì Hà Nội đã có hàng chục cơ sở ca trù hoạt động thường xuyên. Và có nhiều nghệ nhân rất tích cực với việc truyền dạy.
Hiện tại, thành phố có 14 câu lạc bộ và nhóm ca trù đang hoạt động, trong đó nổi bật như: Câu lạc bộ ca trù Hà Nội (hoạt động tại đình Kim Ngân, quận Hoàn Kiếm), Thái Hà (27 Thụy Khuê, quận Tây Hồ), Lỗ Khê (huyện Đông Anh), Đồng Chữ (huyện Chương Mỹ), Ngãi Cầu (huyện Hoài Đức), Chanh Thôn (huyện Phú Xuyên)…
Được diễn ra thường xuyên hàng tuần
Đáng nói, Hà Nội có ba điểm thường xuyên biểu diễn ca trù hằng tuần. Là: Bích Câu đạo quán, đền Quan Đế, đình Kim Ngân… thu hút không ít người dân và khách du lịch đến thưởng thức. Việc thực hành di sản ca trù ở Hà Nội hiện nay đang có nhiều chuyển biến tích cực. Với hơn 50 người có khả năng truyền dạy, hơn 200 người thực hành, hàng trăm người theo học…
Các câu lạc bộ còn giữ được hơn 30 thể cách, điệu múa cổ. Và mới sáng tác thêm 18 làn điệu mới biểu diễn phục vụ nhân dân, du khách. Hà Nội cũng là địa phương có số lượng nghệ nhân ca trù được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân nhiều nhất cả nước, với 26 nghệ nhân được phong tặng và 1 truy tặng.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.