Dọc suốt dải đất Việt Nam ngày nay vào thời xa xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc chính là lãnh thổ Đại Việt, miền trung là một địa bàn của vương quốc văn hóa Chăm Pa và miền nam từng là một phần lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Văn hóa Chăm pa đã được phát triển từ nền văn hóa Sa Huỳnh. Qua hàng ngàn năm thì có những ngọn tháp đã bị tan vỡ, có những ngọn rêu phong cổ kính bị thiên tai và bàn tay con người tàn phá, đa số hiện nay đã được trùng tu lại để lưu giữ một nền văn hóa cổ, lưu giữ lại những giá trị truyền thống, vẻ đẹp tiêu biểu từ kiến trúc, làng nghề cho đến các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc.
Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là nơi dừng chân của những khách du lịch khi đến Việt Nam cũng như là các tỉnh ven biển miền Trung Tây Nguyên. Hãy cùng theo chân chúng tôi để khám phá và tìm hiểu những nền văn hóa Chăm Pa tiên tiến một thời nhé!
Về kiến trúc của Chăm-pa
Tháp Chăm là một trong những di sản độc đáo của nền văn hoá Chăm Pa; còn tồn tại đến ngày nay. Hiện cả nước còn khoảng 50 tháp nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang – Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Theo các nhà nghiên cứu văn hoá – lịch sử, có ngôi tháp tồn tại từ 500-600 năm, có ngôi tháp hơn 1 ngàn năm (như tháp Mỹ Sơn, thuộc cụm tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam). Tháp Chămpa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản thế giới tân thời và hiện đại.
Đến tháp Cánh Tiên, tháp đôi Quy Nhơn, tháp Bà Ponnagar – Nha Trang, nhóm đền tháp Chăm Posuhalnu – Phan Thiết, tháp Poklong Galai Phan Rang – Ninh Thuận… ta sẽ bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều tầng, thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài các tháp được chạm khắc hoa, lá, chim muông, vũ nữ… với những đường nét đẹp, tinh xảo.
Có thể nói tháp Chăm là kiến trúc độc đáo của văn hoá Chăm Pa. Là điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Về phần lễ hội trong văn hóa
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, văn hóa Chăm pa còn nổi tiếng với các lễ hội nổi tiếng như lễ hội cầu mưa, lễ hội Kate, lễ hội Ramưwan, lễ hội Roya Phik Trok, lễ hội tháp Bà Po Nagar, lễ mở cửa tháp Chăm… trong đó lễ hội quan trọng và gây ấn tượng cho thực khách nhất là lễ hội Kate. Lễ hội tưởng nhớ đến những người đã khuất. Tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần).
Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch). Người dân tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian thời Chăm. Nghi thức hành lễ đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ. Khi điệu múa thiêng kết thúc thì ngoài tháp Chăm bắt đầu mở hội.
Lễ hội Kate được tổ chức theo quy mô nhỏ tiến hành ở từng làng. Một ngày sau đó là lễ hội từng gia đình một. Các thành viên từng gia đình cùng quây quần đoàn tụ, có một người chủ tế. Thường được chọn là người chủ hộ, lớn tuổi, hay trưởng dòng tộc. Họ cầu mong cho gia đình được bình an; con cháu trong nhà làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình gần gũi, đoàn kết. Còn là dịp để vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài.