Liệt kê những món ăn bổ dưỡng có tác dụng chữa bệnh dạ dày

Những món ăn bổ dưỡng có tác dụng chữa bệnh dạ dày

Đối với người bệnh đau dạ dày, việc lựa chọn món ăn để sử dụng hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu chẳng may chọn nhầm những loại thực phẩm, cơn đau sẽ kéo dài, thậm chí trở nên tồi tệ hơn.

Như chúng ta đã biết khi bị đau dạ dày sẽ gặp phải những tổn thương như viêm loét bờ cong, viêm hang vị, chảy máu dạ dày, trào ngược dạ dày… Lúc này chức năng tiêu hóa vô cùng suy giảm, dạ dày hoạt động khó khăn. Chính vì thế mà cơ thể ngày càng mệt mỏi, kiệt sức, dễ ốm vặt. Dưới đây là những món ăn bổ dưỡng có tác dụng chữa bệnh dạ dày. Hãy cùng tham khảo nhé!

Người bị bệnh dạ dày nên ăn gì?

  • Các thức ăn mềm, dạng lỏng và có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng chín, bánh ngọt, mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa … Chúng có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, thẩm thấu dịch vị, “bao bọc che chở” cho niêm mạc dạ dày.
  • Các thực phẩm giàu tinh bột: cháo, cơm trắng, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây hầm kĩ … Những thực phẩm này cung cấp chất xơ, tinh bột nuôi cơ thể, hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc, khôi phục và tái tạo vết loét.
Người bị bệnh dạ dày nên ăn gì?
Đau dạ dày nên ăn gì?
  • Các loại rau lá non (bắp cải, giá đỗ, bó xôi, rau má…) cung cấp lượng vitamin K, U vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh tuy nhiên nên chế biến ở dạng mềm, ít dầu mỡ. Các thực phẩm giàu đạm, canxi (thịt, cá nạc, tôm…) cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để chiến thắng bệnh tật.
  • Các loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm, ngũ cốc… là những thực phẩm giàu vitamin A, B, D, magiê, sắt, kẽm như đu đủ, dưa hấu, dâu tây, củ dền, củ cà rốt, súp lơ….cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, hạn chế làm chảy máu dạ dày, thích hợp cho những người mắc bệnh mãn tính.

Những món ăn bổ dưỡng tốt cho người đau dạ dày

Những món ăn bổ dưỡng tốt cho người đau dạ dày
Món ăn bổ dưỡng tốt cho người đau dạ dày

Món cháo, món súp

Các món ăn như cháo được chế biến từ gạo trắng sẽ cung cấp tinh bột, chất xơ, protein thích hợp cho bữa sáng để khởi động dạ dày, giúp co bóp nhẹ nhàng, ít tiết ra axit dịch vị, bồi dưỡng cơ thể như cháo hạt sen, cháo thịt bằm, cháo gà, súp bí ngô thịt bò, súp gà bông cải….thơm ngon, nóng hổi, nhiều dinh dưỡng, nạp năng lượng cho cơ thể, tránh cơn đau dạ dày tìm tới.

>>> Tham khảo thêm chuyên mục ẩm thực dinh dưỡng

Món dạ dày lợn nấu với quýt

Dạ dày lợn nấu quyết vừa có thể chữa bệnh vừa tẩm bổ, thay đổi khẩu vị cho người bệnh.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 250g dạ dày lợn làm sạch, thái thành lát mỏng vừa ăn.
  • Quýt tiều nửa quả, bột tần bì 10g, các loại gia vị.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi thêm nước và nấu trên lửa nhỏ tới khi dạ dày như, sệt nước lại là được, sau đó thêm gia vị.
  • Người bị đau dạ dày nên sử dụng món ăn này khi còn ấm để đạt hiệu quả cao hơn.

Món gà nấu tử lương khương

Chuẩn bị:

  • 1 con gà trống, tử lương khương 6g, trần bì 3g, tiêu 3g, các loại gia vị.

Cách làm:

  • Gà đem làm sạch,lấy phần cơ thể của gà bỏ nội tạng.
  • Cho các nguyên liệu tiêu, trần bì, lương khương, gà vào nồi hầm với một lượng nước vừa đủ.
  • Đun lên cho tới khi nào thịt mềm ra thấm các nguyên liệu trên và nước sệt lại là được.
  • Cho thêm các loại gia vị vào cho vừa ăn.
  • Người bệnh đau dạ dày dùng món ăn này trong các bữa ăn chính sẽ giúp cải thiện bệnh rõ ràng.

Món canh đu đủ nấu sườn

Chuẩn bị:

  • 1 quả đu đủ xanh
  • 150 gram lạc
  • 200 gram sườn
  • 9 quả táo
  • Gia vị vừa đủ.

Cách làm:

  • Đem đu đủ gọt vỏ ngâm nước muối cho hết mủ,  rồi rửa sạch và cắt thành các miếng vừa ăn.
  • Lạc đem ngâm với nước để trong khoảng 30 phút để bớt chất dầu.
  • Đem tất cả những nguyên liệu đó bỏ vào nồi, cho nước vào ngập và đun trên lửa to.
  • Sau khi nước đã sôi, ninh khoảng 3 tiếng trong lửa nhỏ cho tất cả các nguyên liệu nhừ ra, thẩm thấu vào trong nước.
  • Nêm nếm thêm các gia vị cho vừa ăn rồi tiến hành tắt bếp.
  • Dùng món ăn này làm canh để sử dụng khi còn nóng, sử dụng đều đặn sẽ giúp mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn.

Bánh mì nướng

Bánh mì sẽ có khả năng trung hòa và thấm hút toàn bộ dịch vị dạ dày dư thừa, nhờ đó mà lớp niêm mạc của dạ dày sẽ tránh được việc bị ăn mòn, giúp bạn bớt đi đau đớn. Tuy nhiên, trong quá trình nướng bánh mì, các bạn không nên sử dụng bơ hay các loại mứt nhé.

Một số lưu ý trong quá trình ăn uống cho người đau dạ dày

Khi đã lựa chọn được các thực phẩm tốt cho dạ dày, các bạn cũng nên lưu ý một số điểm dưới đây để có thể nhanh chóng cải thiện những cơn đau nhé.

Một số lưu ý trong quá trình ăn uống cho người đau dạ dày
Lưu ý trong quá trình ăn uống cho người đau dạ dày
  • Nên thái nhỏ đồ ăn, nhớ nấu chín kỹ để làm giảm áp lực hoạt động cho hệ tiêu hóa. Các bạn nên ăn các món hầm, luộc hấp thay vì các món xào, rán, gỏi…
  • Sau mỗi bữa ăn, các bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Không nên hoạt động mạnh hay làm việc ngay.
  • Nên ăn thức ăn ấm khoảng 40 – 50 độ C để quá trình tiêu hóa và hấp thu được tốt hơn. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm cho dạ dày co bóp mạnh. Gây nên những tác động không tốt.
  • Các bạn nhớ nhai kỹ, ăn chậm để gia tăng sự bài tiết của nước bọt. Giúp trung hòa tính axit trong dạ dày.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no vì điều đó sẽ khiến dạ dày làm việc tối đa. Gây căng tức và tiết ra nhiều acid

Bạn có thể thay đồi khẩu vị bằng các món ăn mềm khác như món khoai tây nấu bạch cập, lươn nấu đảng sâm, thịt gà hầm xương cá mực… Cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng lưu ý nên ninh nhừ để dạ dày dễ tiêu hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *