Những nét độc đáo và tiêu biểu nhất của văn hóa vùng Tây Bắc

Những nét độc đáo và tiêu biểu nhất của văn hóa vùng Tây Bắc

Là nơi nổi tiếng của những cánh ruộng bậc thang kỳ vĩ, dãy núi non hùng vĩ trùng trùng điệp điệp, vùng Tây Bắc luôn luôn là một cái tên quen thuộc trong danh sách những địa điểm du lịch mà bạn phải đến một lần trong đời của giới trẻ khi đi du lịch miền Bắc.

Thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ cùng một nền văn hóa của các dân tộc đa dạng, độc đáo. Mọi thứ đều hoàn hảo để biến Tây Bắc trở thành một thiên đường du lịch thu hút lượng đông đảo du khách vào hầu hết thời điểm trong năm. Dưới đây sẽ là một số nét tiêu biểu và cực kỳ độc đáo nhất của văn hóa vùng Tây Bắc mà bạn có thể khám phá nhé.

Văn hóa các phiên chợ tình

Văn hóa các phiên chợ tình
Chợ tình chính là một nét đẹp truyền thống của dân tộc vùng cao

Nhắc đến Tây Bắc, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ tới những cánh rừng bạt ngàn, những con suối, dòng thác ào ạt chảy quanh năm và nụ cười tươi tắn của những đứa trẻ dân tộc. Nhưng vùng đất này còn có nhiều điều thú vị và hấp dẫn hơn thế rất nhiều mà bạn phải trực tiếp đến và trải nghiệm thì mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của nơi đây. Trong đó, văn hóa vùng Tây Bắc được xem là một yếu tố giúp thu hút khách du lịch đến để khám phá.

Có thể nói rằng, chợ tình chính là một nét đẹp truyền thống của dân tộc vùng cao. Cứ mỗi độ xuân về, cả người già, trẻ, trai, gái ở các bản làng đều háo hức, nô nức diện áo mới để đi chơi chợ tình. Đây là loại hình chợ được tổ chức ở những vùng đất trống; trung tâm của các bản làng xung quanh. Chờ tình không chỉ là nơi người dân buôn bán đặc sản địa phương. Mà còn là nơi trai, gái kết duyên và gặp gỡ, thăm hỏi nhau sau một năm làm lụng vất vả.

Văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc

Văn hóa ẩm thực nơi đây
Tây Bắc còn nổi tiếng với nhiều nguyên liệu chế biến cực kỳ nổi tiếng như hạt dổi, măng rừng, mật ong, gạo Điện Biên

Không chỉ đa dạng, xinh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên. Mà văn hóa vùng Tây Bắc cũng có rất nhiều nét đặc trưng riêng mà không một nơi nào có được. Được mệnh danh là thiên đường của vô vàn món ăn ngon vô cùng độc đáo, hấp dẫn. Chính vì thế, những ai đã đặt chân đến vùng đất này đều không nỡ rời đi.

Tây Bắc là nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống. Mỗi một dân tộc đều có những món ăn truyền thống riêng mang đậm sắc thái dân tộc mình. Nếu như người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: gà, cá, thịt lợn hay người Tày lại nổi tiếng với món thắng cố thì người H’Mông lại có món mèn mèn đặc trưng. Bên cạnh đó, Tây Bắc còn nổi tiếng với nhiều nguyên liệu chế biến cực kỳ nổi tiếng. Như hạt dổi, măng rừng, mật ong, gạo Điện Biên.

Văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc

Có thể nói rằng, sự phổ biến của “Vũ điệu trên mây” đã góp phần biến nét đẹp truyền thống tinh thần này thành một nét đặc trưng của văn hóa vùng Tây Bắc. Rất nhiều du khách đến với Sapa đã phải trầm trồ, ngạc nhiên với mức độ công phu. Cũng như những nét văn hóa bản địa “ẩn tàng” trong vũ điệu trên mây.

Không chỉ chinh phục khán giả bằng văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc tài tình. Kết hợp với những giai điệu đặc trưng Tây Bắc với âm nhạc hiện đại. Vũ điệu trên mây còn khiến người xem mãn nhãn. Bởi sự cộng hưởng từ những bộ trang phục được tạo tác cầu kỳ. Đưa văn hóa bản địa lên tầm nghệ thuật mới.

Tây Bắc, miền đất xinh đẹp với quá nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Và khơi lên hứng thú khám phá của nhiều khách du lịch ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp, thơ mộng. Mà nơi đây lại còn thu hút người ta bởi sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương. Cùng sự đa dạng, phong phú trong văn hóa. Hãy đến và trải nghiệm văn hóa vùng Tây Bắc. Để có thể cảm nhận hết vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam nhé.

Văn hóa vùng Tây Bắc hòa nhập thời hiện đại

Sự bình dị vốn có ở vùng Tây Bắc

Sự bình dị vốn có
Đôi khi chỉ thể hiện qua câu hát then từ câu hát thường ngày của người thiếu nữ Tày hay qua giọng nói riêng

Văn hóa dân gian Tây Bắc được hiện hữu trong đời sống của đồng bào vùng cao rất tự nhiên, giản dị. Mà vẫn có những nét riêng độc đáo. Bởi tính diễn xướng của những loại hình văn hóa dân gian. Nên mỗi nét lại có cách biểu hiện riêng. Có thể chỉ qua một món ăn dân dã thường ngày, qua chiếc mâm được đan bằng cật tre, qua chiếc gùi, chiếc địu của đồng bào. Đôi khi chỉ thể hiện qua câu hát then từ câu hát thường ngày của người thiếu nữ Tày. Hay qua một họa tiết trên hoa văn thổ cẩm, qua giọng nói riêng…

Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại. Thì những giá trị văn hóa cổ truyền càng ít nhiều bị mai một. Đây là điều không thể tránh khỏi trong quy luật hình thành và phát triển của văn hóa dân gian Tây Bắc. Vì thế, ngày nay, có những nét văn hóa chỉ tồn tại trong kí ức người già. Chỉ nằm im lìm trong những trang giấy cũ, chỉ được tạo dựng mỗi khi có đơn đặt hàng.

Những sự lo âu về việc bị thất truyền

Những truyền nhân, nghệ nhân trong những bản làng; mang nỗi lo về di sản văn hóa của dân tộc mình đang bị mai một, không được truyền lại. Họ lo con trẻ không biết hát then, thổi khèn, không tròn vành rõ chữ khi phát âm tiếng dân tộc mình, không biết mặc trang phục do họ làm nên… Họ lo khi người già khuất núi, sẽ mang theo xuống lòng đất cả một kho tàng văn hóa dân gian vốn trước đây được lưu trong trí nhớ và truyền miệng.

Vùng Tây Bắc xa xôi còn chứa đựng biết bao điều kỳ diệu về văn hóa dân gian. Mỗi bản làng, mỗi vùng đất là mỗi phong tục, tập quán. Mà dù có đi nhiều, cảm nhận nhiều cũng khó lòng kể hết. Điều quan trọng là làm sao để cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ của văn hóa dân gian. Như một dòng suối có mạch ngầm từ kho trầm tích văn hóa xứ sở chảy mãi.

Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *