Những thói quen dùng thớt làm tổn thương đến sức khỏe

Những thói quen dùng thớt làm tổn thương đến sức khỏe

Trong bất cứ không gian bếp của mỗi gia đình thì dụng cụ thớt là món không thể thiếu. Chính vì thế, thớt luôn được sử dụng trong việc thái, cắt, chặt những nguyên liệu trong nấu nướng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thớt đúng cách. Nếu như sử dụng không cẩn thận thì thớt nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình bạn. Chính vì thế, bạn cần phải nắm rõ những thói quen sử dụng thớt đúng cách để bảo vệ sự khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thói quen ngay tại bài viết dưới đây để tránh nhé.

Sử dụng thớt bằng kính

Thớt kính có khả năng chống vết bẩn và mùi hôi, thích hợp để thái rau củ hay hoa quả. Nhưng bề mặt thớt cứng sẽ nhanh chóng khiến lưỡi dao của bạn bị cùn. Sử dụng thớt kính cũng dễ khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương, vì bề mặt kính trơn có thể khiến dao dễ trượt làm bạn bị cắt vào tay. Trong khi đó, bề mặt thớt gỗ sẽ giúp giữ dao của bạn sắc lâu hơn và cũng ít có khả năng chứa vi khuẩn. Bề mặt thớt nhựa cũng vậy, tuy nhiên cần phải làm sạch triệt để.

Sử dụng thớt bằng kính
Thớt kính có khả năng chống vết bẩn và mùi hôi

Sử dụng loại thớt nhỏ

Thớt nhỏ có ưu điểm là chiếm dụng ít không gian bếp và dễ dàng làm sạch. Thế nhưng, do diện tích bề mặt thớt nhỏ làm cho thực phẩm dễ bị rơi ra ngoài khi sơ chế hoặc dao bạn đang dùng không có đủ chỗ để di chuyển qua lại nên nguy cơ bị tổn thương cao. Thức ăn bị rơi ra bề mặt khác ngoài thớt cũng đồng nghĩa với việc có vô số vi khuẩn trên bề mặt đó nhanh chóng bám vào thức ăn và nếu bạn sử dụng lại thì cũng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn nên tính đến sự an toàn của bản thân bằng cách dùng một chiếc thớt phù hợp, không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.

Dùng thớt cho thịt sống và chín

Thịt, gia cầm, và cá có thể chứa vi khuẩn như E.coli và salmonella sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn mắc bệnh. Vì vậy, khi bạn chỉ sử dụng một thớt cho cả thịt và rau quả thì lây nhiễm chéo dễ dàng xảy ra. Thế nên, tốt nhất bạn nên sử dụng thớt riêng cho thịt động vật và rau củ. Đặc biệt là cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chú ý làm sạch thớt bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần sử dụng thớt để thái hoặc chặt thịt động vật.

Sử dụng một thớt chung khi chế biến cho người bị dị ứng

Lây nhiễm chéo là điều khó tránh khi dùng chung các loại thớt. Đó cũng là lý do tại sao nên dùng thớt riêng cho những người bị dị ứng thực phẩm. Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ. Thì nó vẫn có thể chứa những chất có thể gây dị ứng trên đó. Bởi vậy, nếu không may dùng thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng một loại thực phẩm khác thì cũng có thể gây nguy hiểm cho họ.

Nếu nhất định phải dùng chung 1 chiếc thớt. Hãy khử trùng nó thường xuyên (các chuyên gia an toàn thực phẩm tại Đại học bang North Carolina khuyến cáo nên dùng chất khử trùng clo cho sản phẩm nhựa). Hoặc để an toàn nhất thì nên dùng riêng thớt cho người bị dị ứng thực phẩm.

Sử dụng một thớt chung khi chế biến cho người bị dị ứng
Lý do tại sao nên dùng thớt riêng cho những người bị dị ứng thực phẩm

Đặt thớt gỗ ở ngay trong máy rửa chén

Trong khi thớt nhựa có thể chịu đựng được sức nóng của máy rửa chén. Thì thớt gỗ dễ có khả năng bị cong hoặc nứt vỡ do nhiệt. Do đó, tốt hơn là bạn nên rửa thớt bằng tay với xà phòng và nước ấm. Nếu thớt của bạn còn vương mùi khó chịu như cá hay hành, tỏi… thì bạn có thể sử dụng baking soda rắc lên bề mặt thớt và chà xát nó với một nửa quả chanh.

Để thớt ẩm ướt, không khô ráo

Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng mặt. Khi dùng, cho dù bạn có dội qua nước nóng trước đó thì cũng khó đảm bảo loại bỏ hết đám vi trùng đang bám trên bề mặt đó. Tiếp theo đó là nguy cơ vi khuẩn bám vào thức ăn, tay rồi xâm nhập và cơ thể là khó tránh khỏi. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho nó khô hoàn toàn trước đã. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các mầm bệnh.

Để thớt ẩm ướt, không khô ráo
Thớt ướt dễ nảy sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh

Không bao giờ thoa dầu lên bề mặt thớt gỗ

Vệ sinh gỗ thường xuyên bằng xà phòng và nước có thể khiến thớt gỗ chóng bị khô và nứt. Để ngăn chặn điều này xảy ra, thỉnh thoảng bạn nên dùng dầu ăn. Để chà bề mặt thớt, chẳng hạn như dầu ô liu… Thao tác này sẽ giữ cho nó khỏi bị khô và tăng tuổi thọ của thớt. Bạn có thể thực hiện mỗi tuần một lần hoặc thậm chí mỗi tháng một lần là đủ.

Dù sử dụng thớt bằng chất liệu nhựa hay gỗ. Các chuyên gia vẫn khuyên nên dùng thớt thái đồ sống và chín riêng biệt. Thay thớt sau khi sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau mỗi lần dùng thớt, dùng bàn chải cứng và nước sạch; để rửa sạch bụi bẩn và vụn thức ăn. Nếu có mùi tanh, bạn có thể rửa sạch thớt bằng nước vo gạo có pha muối, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *