Bia là một loại đồ uống có từ lâu đời và đã trở thành một nét văn hóa của nhiều quốc gia. Việc phân biệt các loại bia, cũng như cách bảo quản bia và làm sao để thưởng thức trọn vẹn hương vị bia hảo hạng là điều không hề đơn giản. Bạn cũng nên biết một số mẹo sau để chứng tỏ sự hiểu biết của mình về cách thưởng thức bia trong những dịp quan trọng. Khi được sử dụng đúng cách, loại nước giải khát lâu đời nhất thế giới này sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như giảm căng thẳng, trầm cảm, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và thúc đẩy hệ tiêu hóa …
Hương vị quyến rũ của thức uống này có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến mức nó đã trở thành “văn hóa uống bia” ở một số quốc gia trên thế giới. Như Đức, Bỉ, Đan Mạch, và hàng đầu ở Châu Á là Nhật Bản với mức tiêu thụ bia bình quân đầu người cao nhất.
Đánh giá chất lượng bia như thế nào?
Tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng bia là thông qua màu sắc, độ trong của nước bia, độ mịn và lâu tan của lớp bọt. Loại bia ngon sẽ có màu tươi, trong. Khi rót ra sẽ có ngay lớp bọt mịn nổi lên, tan chậm, có khi kéo dài đến 5 phút.
Bạn có thể nhận ra hương vị đặc trưng của hoa bia khi hít nhẹ. Để tạo ra mùi hương mạnh của hoa bia cần những công nghệ đặc biệt. Và điều này chỉ có được ở những loại bia cao cấp. Bước tiếp theo cảm nhận vị. Bia ngon thường mang lại cảm giác mịn màng từ lớp bọt và êm dịu từ chất nước sóng sánh. Có vị đắng nhẹ, không gắt mà dễ uống. Đẳng cấp bia còn thể hiện ở dư vị đọng lại rất lâu sau khi uống.
>>> Xem thêm tại chuyên mục Văn hóa đồ uống
Cách thưởng thức bia
Bạn nên rót bia vào ngay giữa cốc với độ cao cách miệng cốc từ 2 đến 3cm. Giúp giải phóng khí cacbonic cùng với mùi thơm của hoa bia, mạch nha ủ và mùi men. Đợi đến khi bọt bia tan dần với tỷ lệ nước bia chiếm 3/4 cốc còn 1/4 cốc là bọt.
Để thưởng thức đầy đủ hương vị bia, bạn nên uống hết nửa cốc. Sau đó nhấp từng ngụm nhỏ phần còn lại trong khi chuyện trò với mọi người xung quanh. Tuyệt đối không nên lắc hoặc dùng bất cứ vật gì khuấy bia. Vì điều này nhanh chóng làm oxy hoá bia, làm đục màu.
Dùng chung với thực phẩm ăn kèm nào?
So với rượu vang, thưởng thức bia đơn giản hơn. Vì nó có thể dễ dàng kết hợp với hầu hết mọi món ăn từ bình dân đến cao cấp. Ngoài ra bia còn có tác dụng giải vị ngấy của thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
Đặc biệt, cùng với xu hướng bùng nổ ẩm thực Nhật Bản gồm những món đặc sản như cá sống, cơm cuộn, đồ nướng, lẩu… Bia Nhật hiện nay rất được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Với hương vị đặc trưng, đậm đà và để lại vị thơm ngon sau khi thưởng thức, dòng bia Sapporo Premium thượng hạng từ Nhật Bản. Có tác dụng làm tăng hương vị của các món ăn và đặc biệt phù hợp với khẩu vị người Việt.
Nên bảo quản bia như thế nào?
Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên để bia quá lạnh vì như vậy bia sẽ mất đi vị ngon và bị đục màu. Để giữ được hương vị nguyên chất. Cần trữ bia trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 7 độ C. Không nên đặt bia vào ngăn đá để làm lạnh nhanh. Và tránh để bia dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Những nguyên tắc uống bia đúng cách
Không nên uống quá lạnh
Trời nắng, uống một cốc bia lạnh cảm thấy rất thoải mái. Nhưng nếu bia quá lạnh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn gây ra nhiều bệnh tật. Nhiệt độ bảo quản bia lý tưởng nhất là 5-10 độ C, nếu lạnh hơn nữa sẽ phá vỡ các protein trong bia; chất dinh dưỡng bị phá hủy.
Quan trọng hơn, khi vào cơ thể, bia quá lạnh sẽ làm nhiệt độ đường tiêu hóa suy giảm nhanh chóng. Gây đau bụng, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn, sẽ ảnh hưởng đến tá tràng, viêm tuyến tụy.
Đang ăn kiêng không nên uống bia
Các chất và thành phần có trong men bia có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch vị trong cơ thể. Làm tăng sự thèm ăn, vì vậy càng uống nhiều bia càng dễ béo.
Không nên uống bia với các món nướng
Nhiều người thích nhâm nhi đồ nướng với bia nhưng đây là nguy cơ dẫn đến bệnh gout, thậm chí ung thư. Hầu hết các thực phẩm nướng như hải sản, nội tạng động vật và thịt đều chứa purine. Đây là tác nhân gây bệnh gout và khi kết hợp với bia càng làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra trong quá trình nướng, các gia vị, nhiệt độ sẽ làm thay đổi thành phần dinh dưỡng của thực phẩm; dễ tạo các gen gây ung thư.