Một gia đình ở huyện Quỳ Hợp đã phát hiện ra nhiều cổ vật có niên đại khoảng 600 năm trong quá trình san lấp khu vườn. Tiếp đó, cổ vật chiếc ấm quai rồng đã được đem đi thẩm định. Sau khi xác định nếu không có giá trị, đơn vị sẽ gửi đề xuất đến Trung tâm Văn hóa huyện để trưng bày, giúp công chúng hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của địa phương. Tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về cổ vật này. Chúng ta cần tìm hiểu và bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc.
Phát hiện cổ vật
Cụ thể, vào ngày 30/6, tại khu vực sân bóng của bản Chọng (gần đền Chọong) ở xã Châu lý, huyện Qùy Hợp, Nghệ An, trong lúc san gạt đất để làm vườn gia đình ông Vi Văn Phổ đã phát hiện một số vật lạ nhô lên mặt đất. Gồm 3 cái nồi đồng và 1 cái ấm đồng. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo phòng Văn hóa và thông tin phối hợp với UBND xã Châu lý đến gia đình ông Phổ để kiểm tra đồng thời lập biên bản sự việc.
Theo kết quả kiểm tra những di vật được phát hiện gồm 3 cái nồi đồng (gồm 1 cái to, 1 cái vừa, 1 cái nhỏ) và 1 cái ấm đồng. Nồi đồng không có quai và có hoa văn hình con thằn lằn. Ấm đồng có hoa văn hình đầu rồng và đuôi rồng trên vòi, quai ấm. Những di vật này sau đó được giao cho UBND xã Châu Lý tạm thời quản lý; bảo vệ tránh hư hỏng, mất mát để chờ cơ quan chức năng cấp trên thẩm định. Sau đó, UBND huyện Quỳ Hợp đã báo cáo sự việc trên đến Sở Văn hóa & thể thao và Bảo tàng Nghệ An biết và cử cán bộ chuyên môn về di vật, cổ vật để thẩm định.
Thẩm định chiếc ấm quai rồng
Một cán bộ phòng quản lý di sản Sở Văn hóa & thể thao Nghệ An cho biết, bước đầu xác định có thể đây là chiếc ấm quai rồng, vai khắc hoa sen tròn quanh miệng ấm có niên đại vào khoảng thời Trần (trên dưới 600 năm). Còn những chiếc nồi đồng căn cứ vào kiểu dáng, họa tiết hoa văn; thì có thể có niên đại vào thời Lê (trên dưới 500 năm). Đây là những hiện vật quý có giá trị về mặt khoa học lịch sử; gắn với quá trình phát triển của vùng đất Quỳ Hợp. Trước đó huyện Quỳ Hợp cũng phát hiện những cổ vật quý như trống đồng, tượng phật bằng đồng…
Hiện Sở Văn hóa & thể thao Nghệ An đề nghị UBND huyện Quỳ Hợp có phương án bảo quản hiện vật chờ cơ quan chuyên môn thẩm định để có kết luận chính thức. Để có kết luận về niên đại, giá trị của những cổ vật vừa phát hiện; phải chờ đánh giá chính thức từ hội đồng thậm định có chuyên môn.
Tại sao phải bảo tồn di tích lịch sử?
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng là giữ gìn, tôn trọng, nâng niu những di sản quá khứ tốt đẹp của các thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử. Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả; của mỗi người ở thế hệ hôm nay và mai sau; trong việc thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Di tích lịch sử cách mạng là tài sản chung của nhân dân; mọi người dân đều có quyền hưởng thụ; khai thác và phát huy giá trị di tích phục vụ cho mục đích văn hóa lành mạnh. Để phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử cách mạng cần có sự vào cuộc; của nhân dân trong việc tham gia quản lý di tích theo luật di sản văn hóa.