Đờn ca tài tử Nam Bộ – Di sản phi vật thể được UNESCO công nhận

Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản phi vật thể được UNESCO công nhận

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Tin vui này đã được công bố vào lúc 12 giờ 47 phút (tức 15 giờ 47 phút theo giờ Việt Nam) ở tại thành phố Baku, Azerbaijan, nơi diễn ra Phiên họp Ủy ban liên chính phủ về vấn đề Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO.

Tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku bắt đầu từ ngày 2 đến 7-12, với sự tham dự của 780 đại biểu đến từ 116 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại phiên họp lần này, UNESCO đã xem xét và công nhận có 11 di sản văn hóa phi vật thể mới trên thế giới, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam.

Góp mặt trong danh sách di sản phi vật thể của thể giới

11 di sản văn hóa phi vật thể của thế giới được công nhận lần này bao gồm: kỹ năng dựng lều truyền thống của Mông Cổ, kỹ năng bện thừng làm mới cây cầu treo bằng dây thừng độc đáo Q’eswachaka ở Peru, nghệ thuật làm món kim chi của Hàn Quốc, nghệ thuật trình diễn Colindat – một loại hình trình diễn vào dịp Giáng sinh của những người đàn ông vùng giáp ranh Romania và Moldova, lễ Xooy của cộng đồng người Ser ở Senegal, nghệ thuật trình diên nhạc Terchova truyền thống của Slovakia, lễ hội Holy Forty Martyrs của Macedonia, văn hóa cà phê truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ, lễ hội San Pedro ở thị trấn Guarenas và Guatire, và nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam.

Tiêu chí trao giải thưởng

Tiêu chí trao giải thưởng
Ca cổ miền tây đờn ca tài tử

Đăng ký vào danh sách đề cử di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử Nam Bộ đã đáp ứng được các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục chính thức và không chính thức tại khắp 21 tỉnh phía Nam, liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc…

Là đơn vị xây dựng hồ sơ cho đờn ca tài tử Nam Bộ. Viện âm nhạc Việt Nam đã tổ chức kiểm kê từ năm 2010; có sự tham gia, đóng góp của cộng đồng; cùng các chuyên gia, nghệ sĩ phía nam. Năm 2012, bộ môn này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lịch sử phát triển của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

Hình thành, phát triển từ cuối thế kỷ 19; đờn ca tài tử được bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Quá trình lan truyền các yếu tố hình thành từ miền trung vào phía nam. Dòng chảy của môn nghệ thuật này đã được bồi đắp thêm những vốn liếng văn hóa, âm nhạc cổ truyền, văn học dân gian của các địa phương. Đặc biệt là âm nhạc truyền thống Quảng Nam, Quảng Ngãi, nên càng thêm phong phú.

Trở thành môn nghệ thuật dân gian đặc trưng của Nam Bộ. Đờn ca tài tử được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt, lao động. Với văn hóa văn nghệ của đồng bào. Đờn ca tài tử xuất hiện phổ biến trong sinh hoạt gia đình, đám cưới, đám giỗ, sinh nhật. Cùng các lễ hội và các cuộc tụ họp bạn bè. Hay những thời điểm nông nhàn sau khi thu hoạch mùa vụ. Các nhạc công sử dụng đàn kìm, đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, đàn tỳ bà, sáo, song lan. Sau này có thêm đàn guitar phím lõm, diễn tấu và đệm cho người hát. Với hệ thống bài bản, giai điệu rất phong phú, giàu cung bậc tình cảm. Cùng nhiều kỹ thuật phức tạp, điêu luyện.

Tạo sức sống mới cho nghệ thuật Đờn ca tài tử

Tạo sức sống mới cho nghệ thuật Đờn ca tài tử
Tuyên truyền về Đờn ca tài tử Nam bộ cho mọi người

Theo đó, Thành phố đã triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018 – 2020”.

Uỷ ban nhân dân Thành phố cũng chú trọng vấn đề phát huy các hình thức hoạt động và cách thức truyền nghề, thi đua sáng tạo, tranh tài nghệ thuật của loại hình này nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật cho nghệ nhân. Đồng thời sáng tạo ra các giá trị mới cho Đờn ca tài tử. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy, Sở đã ký kết với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh về biểu diễn nghệ thuật truyền thống kết hợp phát triển du lịch, trong đó có một số hoạt động trọng tâm như trình diễn nghệ thuật tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1).

Kết hợp giữa các đơn vị nghệ thuật công lập và các nghệ sĩ ngoài công lập, tổ chức các chuyến đi về nguồn cho nghệ nhân, nhạc sỹ nhằm mục tiêu giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về Đờn ca tài tử Nam bộ, góp phần nuôi dưỡng tình yêu, niềm đam mê bộ môn nghệ thuật này đến nhiều đối tượng khán giả thuộc mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể

Bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể
Sau khi đờn ca tài tử được vinh danh, Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản bằng việc hỗ trợ truyền dạy trong cộng đồng

Lan tỏa rộng rãi, phổ biến trong đời sống người dân Nam bộ, hoàn cảnh, điều kiện tồn tại, phát triển của đờn ca tài tử có phần lạc quan hơn so với với một số di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam đã được công nhận như quan họ ở Bắc Ninh – Bắc Giang, hay một số di sản đang trên lộ trình làm hồ sơ như ví dặm ở Nghệ An – Hà Tĩnh, hát then ở một số tỉnh miền núi phía bắc… Trong quá trình làm hồ sơ, các nhà nghiên cứu cũng nhận được sử hưởng ứng tích cực; từ các chuyên gia và sự cam kết bảo vệ của cộng đồng.

Sau khi đờn ca tài tử được vinh danh, Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản bằng việc hỗ trợ truyền dạy trong cộng đồng, phát triển đào tạo chính quy. Việc được công nhận ở tầm quốc tế tạo thêm điều kiện cho môn nghệ thuật này; được giới thiệu rộng rãi hơn trong cả nước. Đồng thời cũng đòi hỏi có thêm nhiều hoạt động, hình thức đa dạng; để lưu trữ, xuất bản, nghiên cứu, ứng dụng… đờn ca tài tử trong đời sống.

Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *