Kéo co đồng thời là trò chơi và di sản văn hóa phi vật thể của VN

Kéo co - Đồng thời là trò chơi và di sản văn hóa phi vật thể của VN

Vào tháng 12 năm 2015, Hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co do 4 nước là Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia và Philippines đề cử được tổ chức UNESCO thông qua và ghi danh vào danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Đây là một niềm tự hào, đồng thời đề cao trách nhiệm bảo tồn di sản của cộng đồng và trách nhiệm của chính quyền các địa phương. Sau 6 năm được ghi danh, nghi lễ và trò chơi kéo co ở đất nước Việt Nam đã được nhận diện và phát huy các giá trị tốt hơn, trong đó công lao lớn nhất là thuộc về cộng đồng nắm giữ di sản.

Kéo co được chơi theo rất nhiều cách khác nhau ở các đất nước Đông và Đông Nam Á, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia và cả Việt Nam. Kéo co thật ra có nguồn gốc từ rất lâu đời. Trò chơi này được chơi theo cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Điều này cũng phản ánh lên lối sống, văn hóa và lịch sử của nước sở tại.

Nguồn gốc của trò chơi kéo co

Nó được cho rằng xuất phát Campuchia, Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Theo một cuốn sách triều Đường, kéo co được chú giải dưới tên gọi “kéo móc”. Được sử dụng từ thời nước Chu trong thời Xuân Thu. Nó được các ban chỉ huy quân sự sử dụng để đào tạo chiến binh. Trong triều đại nhà Đường; Hoàng đế Huyền Tông của nhà Đường quảng bá các trò chơi kéo co quy mô lớn. Trò chơi sử dụng dây thừng lên đến 167 mét và hơn 500 người trên mỗi đầu dây. Mỗi bên cũng có một đội đánh trống riêng để khuyến khích những người tham gia.

Ở Hy Lạp cổ đại, môn thể thao này được gọi là helkustinda, efelkustinda và dielkustinda. Helkustinda và efelkustinda dường như là phiên bản bình thường của trò kéo co. Trong khi dielkustinda không có dây mà các đội đã nắm tay nhau khi kéo. Trò chơi này ở Hy Lạp cổ đại là một trong những trò chơi phổ biến nhất. Và được sử dụng để tăng cường sức mạnh.

Bằng chứng khảo cổ học cho cũng thấy kéo co cũng phổ biến ở Ấn Độ vào thế kỷ 12. Không có thời gian và địa điểm cụ thể trong lịch sử; để xác định nguồn gốc của trò chơi này. Hội thi kéo dây bắt nguồn từ các nghi lễ cổ xưa. Bằng chứng được tìm thấy trên một bức phù điêu bằng đá đã thể hiện rõ trò chơi này đang diễn ra.

Hãy cùng chung tay để gìn giữ văn hóa kéo co

Trước khi được Tổ chức UNESCO ghi danh, không nhiều người biết rằng kéo co còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Cho dù ở vùng, miền nào, nghi lễ và trò chơi này đều thể hiện ước vọng của người dân về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nghi lễ kéo co

Nghi lễ kéo co
Nghi lễ và trò chơi kéo co xuất hiện ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S với các tên gọi khác nhau

Nghi lễ và trò chơi kéo co xuất hiện ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S với các tên gọi khác nhau. Tại Hà Nội, ở đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) là kéo co ngồi. Tại thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn) là kéo mỏ. Tại thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) gọi là kéo song… Thông qua cách gọi khác nhau có thể biết vật dùng để kéo co được làm từ chất liệu gì? hình thức kéo như thế nào? Điều đó đã tạo nên sự đa dạng văn hóa trong Nghi lễ và trò chơi kéo co.

Sau khi được UNESCO ghi danh, Nghi lễ và trò chơi kéo co được nhận diện. Để cộng đồng và chính quyền các địa phương có trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Nếu như di sản kéo mỏ của thôn Xuân Lai chưa bao giờ bị đứt quãng thực hành; nhờ được dân làng giữ gìn suốt nhiều thế kỷ. Thì di sản kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ lại được hồi sinh thần kỳ sau 40 năm (1949 – 1989) không được tổ chức. Không những vậy, đền Trấn Vũ hiện là nơi tiên phong trong hoạt động giáo dục di sản dành cho học sinh trên địa bàn quận Long Biên.

Thường xuyên tổ chức các giải kéo co

Thường xuyên tổ chức các giải kéo co
Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Hòa Loan luôn thu hút hàng nghìn người tham dự

Ông Ngô Quang Khải, Trưởng Tiểu ban di tích đền Trấn Vũ cho biết: “Ba năm nay chúng tôi tổ chức chương trình giáo dục di sản cho học sinh khối lớp 3 và khối 6 của 62 trường học trên địa bàn quận. Mỗi năm, chúng tôi đón hơn 12 nghìn lượt học sinh tới tham quan di tích. Hướng dẫn các em tìm hiểu về di sản kéo co ngồi của địa phương. Với cách làm này, các em sẽ hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn di sản ngay từ sớm”.

Còn với cộng đồng kéo song ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Từ mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng hằng năm. Người dân ở các vùng lân cận lại đổ về đình Hòa Loan để tham gia cùng dân làng. Ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Hòa Loan luôn thu hút hàng nghìn người tham dự, không phân biệt người làng hay khách, bao năm qua, Nghi lễ và trò chơi kéo co được người dân và cộng đồng tích cực bảo vệ, giữ gìn”.

Chung tay bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

Nhận được sự quan tâm đặc biệt

Đánh giá cao nỗ lực bảo tồn di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: “Sau 5 năm, các cộng đồng đều có bước tiến lớn trong việc bảo tồn di sản, nhận thức tốt hơn về giá trị di sản, một số cộng đồng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng số khác vẫn chưa được quan tâm, vì thế, cần tiếp tục nhận diện để tìm ra các cộng đồng có di sản nhưng chưa được ghi danh nhằm giúp họ hiểu và thấy được trách nhiệm của mình với di sản, tiến tới việc đề nghị ghi danh bổ sung vào hồ sơ của UNESCO”.

Thành lập các câu lạc bộ kéo co

Thành lập các câu lạc bộ kéo co
CLB Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam sẽ là nơi kết nối, trao đổi thông tin thực hành

Nhằm giúp các cộng đồng tăng cường kết nối, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) vừa đưa ra dự thảo Đề án thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Tăng, Giám đốc Trung tâm CCH chia sẻ: “Câu lạc bộ Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam sẽ là nơi kết nối, trao đổi thông tin thực hành. Cũng như chia sẻ khó khăn giữa các cộng đồng trong công tác bảo vệ và truyền dạy di sản.

Việc thành lập Câu lạc bộ như một hình thức kiểm kê các cộng đồng đang thực hành di sản. Với mục đích để họ được tham gia vào việc bảo vệ di sản ở tầm quốc tế. Khi cộng đồng hiểu và tự nguyện tham gia, di sản sẽ được bảo vệ. Đấy cũng là mục tiêu cao nhất của Câu lạc bộ Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam”.

Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *